Quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng càng muốn thực hiện cần đáp ứng điều kiện gì? Quy trình diễn ra như thế nào? Mọi người đang muốn tìm hiểu cùng xem qua bài chia sẻ chi tiết dưới đây.
Tìm hiểu về chi tiết dạng càng
Chi tiết càng là loại chi tiết có 1 hoặc 1 số lỗ cơ bản mà tâm của chúng có đặc điểm song song với nhau hoặc tạo với nhau 1 góc nào đó. Chức năng của chi tiết dạng càng là biến chuyển động thẳng của chi tiết này (chẳng hạn như piston của động cơ đốt trong) thành chuyển động quay của chi tiết khác (trục khuỷu).
Ngoài ra, chi tiết dạng này còn được sử dụng để đẩy bánh răng (khi tỉ số truyền trong các hộp tốc độ cần thay đổi). Ngoài những lỗ trên chi tiết càng cần được gia công chính xác thì còn có những lỗ dùng để kẹp chặt, các mặt đầu của lỗ, các rãnh then và các yếu tố khác cần được gia công.
Điều kiện kỹ thuật
Cần đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật sau trong quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng càng:
- Các lỗ cơ bản được gia công với kích thước đạt độ chính xác cấp 7 ÷ 9, bề mặt có độ nhám Ra= 0.63 ÷ 0.32.
- Trên 100mm chiều dài, các tâm lỗ cơ bản có độ không song song nằm trong khoảng 0.03 ÷ 0.05mm.
- Trên 100mm bán kính, tâm lỗ so với mặt đầu có độ không vuông góc nằm trong khoảng 0.05 ÷ 0.1mm.
- Trên 100mm bán kính mặt đầu, các mặt đầu các lỗ cơ bản khác có độ không song song nằm trong khoảng 0.05mm ÷ 25mm.
- Cấp chính xác khi gia công các rãnh then đạt từ 8 ÷ 10 và độ nhám Ra= 10 ÷ 25 hay Rz= 40 ÷ 10.
- Nhiệt luyện các mặt làm việc của càng đạt độ cứng 50 ÷ 55 HRC.
Vật liệu và phôi
Thông thường, các vật liệu sử dụng để gia công chi tiết càng là cacbon 20, 40, 45. Thép hợp kim có độ bền cao 18Cr2Ni4A, 18CrNiMnA và 40CrMnA. Các loại gang xám GX 24-44, GX12-28 và gang rèn 4-35-10, 37-12. Càng đôi khi được chế tạo từ kim loại màu.
Với những càng không đòi hỏi tải trọng lớn khi làm việc có thể chọn gang xám làm vật liệu. Với những càng làm việc có sự va đập, độ cứng vững thì nên chọn vật liệu gang rèn. Nên dùng các loại thép có nhiệt luyện để tăng độ bền khi càng làm việc với tải trọng lớn.
Dạng phôi khi sử dụng để gia công chi tiết càng thường sẽ là phôi đúc như thép, gang, phôi dập, phôi rèn, kim loại màu. Phôi được gia công bằng phương pháp rèn tự do nếu càng cỡ nhỏ và vừa, sản lượng ít. Nếu sản lượng lớn thì dùng phương pháp dập, ép tinh trên máy ép sau đó để vừa tăng cơ cho càng và vừa chống cong vênh.
Ta có thể dập phôi từng đôi chi tiết tùy vào cấu trúc của càng để tăng năng suất. Các chi tiết càng có mặt đầu lỗ lồi lên thì phôi dập sẽ dùng thuận tiện hơn. Diện tích gia công sau này sẽ giảm với kết cấu phôi như vậy.
Tùy theo sản lượng và điều kiện sản xuất, phôi đúc có thể dùng cho các càng bằng thép, kim loại màu và bằng gang. Nếu càng loại lớn và sản lượng ít sẽ dùng phôi hàn là chủ yếu. Sản lượng nhiều hơn sẽ kết hợp hàn và dập tấm.
>> Xem thêm: Tìm hiểu quy trình gia công chi tiết dạng trục trong cơ khí
Tham khảo quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng càng
Quy trình gia công chi tiết dạng càng này được thực hiện như sau:
- Gia công mặt đầu
- Gia công các vấu chuẩn bị nếu có.
- Các lỗ cơ bản được gia công thô và tinh.
- Gia công các lỗ có ren, các lỗ khác.
- Nếu cần có thể cân trọng lượng.
- Kiểm tra càng.
Để tham khảo chi tiết hơn về quy trình này, các bạn có thể liên hệ đến công ty cơ khí KCC. Thế mạnh của đơn vị là chuyên gia công kim loại như gia công CNC, gia công khuôn mẫu, gia công xử lý bề mặt kim loại, gia công đồ gá, gia công chi tiết.
Triết lý hoạt động của cơ khí KCC là “ NHANH GỌN, CHÍNH XÁC” với sự hỗ trợ của đội ngũ thợ máy trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ khí. Bên cạnh đó, đơn vị còn đầu tư nhiều loại máy móc hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tối đa, tăng hiệu suất công việc.
Cơ khí KCC tự tin là đơn vị gia công chi tiết dạng càng hàng đầu tại Hà Nội. Với đội ngũ thợ máy có chuyên môn cao và cơ sở vật chất hiện đại, đơn vị cam kết sẽ đem đến cho khách hàng một dịch vụ tốt nhất.
Phía trên là những chia sẻ về quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng càng. Hy vọng những thông tin được tổng hợp trên sẽ có ích cho mọi người. Các bạn cùng tham khảo để hiểu rõ hơn về quy trình công nghệ gia công với chi tiết này. Nếu có thắc mắc hay nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực cơ khí thì đừng quên liên hệ đến đơn vị cơ khí KCC.