Định vị chi tiết gia công là công việc nhằm giúp cho một vật liệu nào đó được cố định để sản xuất đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu. Phương pháp định vị hiện nay có rất nhiều và đi kèm với chúng là các ưu – nhược điểm riêng Cùng tìm hiểu chi tiết về các phương pháp gá đặt chi tiết gia công qua bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm định vị chi tiết gia công

Định vị chi tiết gia công theo bạn biết là gì?
Định vị chi tiết gia công theo bạn biết là gì?

Thuật ngữ này chỉ về một quá trình cố định vật liệu gia công tại một điểm nhất định. Nói một cách khác, đây là việc xác định vị trí tương đối của chi tiết gia công so với dao cắt.

Công việc này hết sức cần thiết và có vai trò quan trọng bởi giúp tiết kiệm được thời gian gia công. Từ đó giúp công việc diễn ra một cách thuận lợi, đảm bảo dung sai hình dáng hình học và ngoại quan của chi tiết.

Chi tiết gia công có thể được định vị bằng các loại đồ gá khác nhau, tùy thuộc vào từng loại và kích thước của nó. Gá đặt chi tiết khi gia công được thực hiện bao gồm 2 quá trình là định vị chi tiết so với vật dụng cắt và kẹp chặt chi tiết để chúng không bị xê dịch khỏi vị trí đã định vị trong quá trình gia công.

Quá trình này chỉ được thực hiện sau khi đã định vị chi tiết, không bao giờ được thực hiện ngược lại.

Các phương pháp gá đặt chi tiết gia công

Các phương pháp gá đặt chi tiết gia công được dùng phổ biến hiện nay gồm:

Phương pháp rà gá

Rà gá chính là một trong những phương pháp gá đặt được áp dụng phổ biến. Rà gá được chia thành 2 trường hợp gồm rà trên máy trực tiếp và rà theo dấu đã vạch sẵn.

Để thực hiện phương pháp này, người ta dùng một số dụng cụ như mũi rà, bàn máy, đồng hồ so. Bên cạnh đó, người dùng còn cần đến hệ thống đo quang học để xác định chi tiết có vị trí như thế nào so với máy cắt.

Phương pháp rà gá này có ưu điểm như:

  • Độ chính xác được đảm bảo cao ( chúng còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và tay nghề cắt của công nhân)
  • Loại trừ được ảnh hưởng do mòn dao đến độ chính xác chi tiết gia công.
  • Tận dụng được 1 số phôi có sai số chế tạo lớn.
  • Không cần dụng cụ gá quá phức tạp, giúp quá trình định vị gia công đơn giản hơn.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì rà gá còn có mặt hạn chế như:

  • Đối với công nhân ít kinh nghiệm, chưa thông tạo có thể gây khó khăn và không đạt được độ chính xác cao.
  • Chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của người cắt.
  • Năng suất không cao
Các phương pháp gá đặt chi tiết gia công
Các phương pháp gá đặt chi tiết gia công

Phương pháp đạt kích thước tự động

Người ta dùng phương pháp này trong sản xuất hàng loạt và hàng khối. Theo cách này, vị trí tương quan giữa máy, chi tiết và dụng cụ cắt được xác định thông qua cơ cấu định vị của đồ gá.

Ví dụ chi tiết trước khi phay được xác định bởi mặt A, khi gia công được định vị ở mặt B để đảm bảo kích thước H và kích thước a. Do đó, khi cả loạt phôi (trong 1 lần điều chỉnh dao), cả 2 kích thước này đều đạt yêu cầu nếu như độ mòn dao 2 mặt đang nhỏ hơn dung sai cho phép.

Phương pháp này có ưu điểm như:

  • Độ chính xác của chi tiết khi gia công ít phụ thuộc phụ vào tay nghề của người thợ do có khả năng đạt độ chính xác cao.
  • Gia công với thời gian nhanh hơn, đạt được năng suất, hạ giá thành.

Ưu điểm đạt được là vậy nhưng phương pháp này vẫn có nhược điểm đó là:

  • Số lượng chi tiết gia công trong loạt đảm bảo phải đủ lớn (nhằm giảm thời gian thay đổi dụng cụ cắt, chế tạo đồ gá, dụng cụ đo chuyên dùng, điều chỉnh máy,…)
  • Không tận dụng được các phôi có dung sai lớn.

Nguyên tắc 6 điểm cần nắm khi định vị chi tiết để gia công

Có 6 bậc chuyển động tự do trong một vật rắn tuyệt đối khi đặt trong hệ tọa độ Đề – các một khối lập phương, cụ thể:

Nguyên tắc 6 điểm cần nắm khi định vị chi tiết để gia công
Nguyên tắc 6 điểm cần nắm khi định vị chi tiết để gia công

3 bậc tự do được khống chế bởi mặt phẳng Oxy như:

  • Điểm 1: Bậc tự do tịnh tiến theo Oz bị hạn chế.
  • Điểm 2: Bậc tự do quay quanh trục Ox bị hạn chế.
  • Điểm 3: Bậc tự do quay quanh trục Oy bị hạn chế.

2 bậc tự do được khống chế bởi mặt phẳng Oyz

  • Điểm 4: Bậc tự do tịnh tiến theo Ox bị hạn chế.
  • Điểm 5: Bậc tự do quay quanh trục Oz bị hạn chế.

Chi tiết càng cứng vững khi điểm 3 và 4 càng xa nhau.

1 bậc tự do được khống chế bởi mặt phẳng Oxz.

  • Điểm 6: Bậc tự do tịnh tiến dọc theo trục Y bị hạn chế.

Định vị chi tiết gia công như thế nào và có những phương pháp rà gá nào mọi người đã được tìm hiểu qua bài viết trên rồi. Người dùng có nhu cầu đầu tư các linh kiện chi tiết cho máy hoặc thay mới có thể tham khảo tại KCC để máy hoạt động tốt hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gia công kim loại, bạn sẽ được dùng các sản phẩm chất lượng, giá thành thích hợp, cạnh tranh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *