Quy trình gia công trên máy CNC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các xưởng sản xuất, gia công cơ khí. Vậy có mấy bước thực hiện gia công trên máy CNC? Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây của Cơ khí KCC để tìm ra câu trả lời nhé.
Các bước trong quy trình gia công trên máy CNC
Quy trình gia công trên máy CNC bao gồm tất cả các bước từ thiết kế bản vẽ, lập trình trên máy tính đến kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm. Sau đây, hãy cùng Cơ khí KCC khám phá chi tiết các bước trong quy trình này:
Thiết kế bản vẽ
Bước đầu tiên trong quy trình gia công cơ khí CNC là tạo ra một bản vẽ kỹ thuật cho sản phẩm. Nhân viên thiết kế sẽ sử dụng các phần mềm CAD để phác họa chi tiết sản phẩm 3D với các thông số chính xác như: kích thước, dung sai, vật liệu,.. Bản vẽ này sẽ là nền tảng để lập trình máy CNC và xác định các đường cắt, góc độ và kích thước sản phẩm.
Các phần mềm CAD như Autodesk Fusion 360, SolidWorks hoặc Mastercam là những công cụ phổ biến trong việc thiết kế và chuyển đổi bản vẽ thành lệnh điều khiển máy CNC.
Lập trình CNC
Máy CNC không đọc được bản thiết kế nên sau khi hoàn thành bản vẽ CAD, bước tiếp theo là lập trình CNC bằng các mã lệnh G-code và M-code. G-code là các lệnh để điều khiển chuyển động của dụng cụ cắt, trong khi M-code kiểm soát các chức năng như bật/tắt máy, thay đổi công cụ. Lập trình CNC thường là bước quan trọng nhất vì nó quyết định đường đi của dụng cụ cắt và chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Hiện nay có hai phương pháp lập trình CNC đó là:
- Lập trình bằng phương pháp thủ công: Đây là phương pháp lập trình không phụ thuộc vào máy tính. Với phương pháp này người lập trình sẽ tự biên soạn quỹ đạo và tọa độ của dao. Phương pháp này yêu cầu trình độ cao của người lập trình. Hình dung, điều chỉnh theo thông số một cách chính xác. Phương pháp này hiện nay rất ít được áp dụng bở thời gian lập trình dài, người lập trình cần hiểu biết và chỉ có thể áp dụng với những đường dao đơn giản.
- Lập trình bằng phương pháp tự động: Tuy vẫn phụ thuộc vào thao tác của người lập trình nhưng điều quan trọng là được hỗ trợ bởi máy tính lên độ chính xác về quỹ đạo và thông số cao hơn rất nhiều so với phương pháp thủ công. Cùng với đó việc được hỗ trợ bởi nhiều phần mềm như CAD/CAM cũng tối ưu được rất nhiều.’
Kiểm tra chương trình
Sau khi đã viết xong chương trình, lập trình viên cần kiểm tra lại kỹ lưỡng để tránh không có sai sót nào. Có hai cách kiểm tra đó là:
- Kiểm tra thủ công: dò chương trình bằng mắt và vẽ chi tiết bằng tay.
- Kiểm tra trên máy tính: chạy chương trình bằng phần mềm mô phỏng gia công để có thể thấy được các thao tác của máy và hình dáng sản phẩm tạo thành. Từ đó, bạn có thể thay đổi và chỉnh sửa chương trình trước khi tiến hành gia công thật. Các phần mềm CAD/CAM hiện nay đều có chức năng kiểm tra và mô phỏng nên bạn có thể thực hiện.
Thiết lập máy CNC
Sau khi đã lập trình xong, bước tiếp theo là thiết lập máy gia công CNC. Quá trình này bao gồm việc lắp đặt các công cụ cắt cần thiết, đặt nguyên liệu lên máy và hiệu chỉnh các thông số như tốc độ cắt, độ sâu và các góc độ cần gia công. Công cụ cắt phải được lựa chọn cẩn thận dựa trên loại vật liệu gia công (kim loại, nhựa, gỗ, composite) và yêu cầu về độ chính xác của sản phẩm. Một bước quan trọng khác là thiết lập toạ độ 0 của máy, để đảm bảo rằng công cụ cắt bắt đầu di chuyển từ vị trí chính xác.
>> Xem thêm: Tổng hợp máy gia công trung tâm CNC phổ biến nhất hiện nay
Thực hiện gia công
Khi máy CNC đã được lập trình và thiết lập, quá trình gia công chính thức bắt đầu. Máy sẽ tự động di chuyển công cụ cắt theo các tọa độ đã lập trình trong G-code, thực hiện cắt gọt vật liệu một cách chính xác. Trong suốt quá trình gia công, người vận hành cần theo dõi sát sao để đảm bảo máy hoạt động đúng với các thông số đã lập trình. Nếu phát hiện bất kỳ sai sót nào, cần phải tạm dừng quá trình để kiểm tra và điều chỉnh.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Sau khi hoàn thành gia công, sản phẩm phải được kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng nó đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Việc kiểm tra có thể bao gồm đo đạc kích thước bằng thiết bị đo lường 3D, kiểm tra bề mặt và đánh giá độ chính xác của từng chi tiết. Người dùng có thể sử dụng máy đo tọa độ (CMM) hoặc máy quét 3D để đo đạc các kích thước chính xác của sản phẩm. Sau đó so sánh với bản vẽ thiết kế để phát hiện bất kỳ sai lệch nào.
Các loại máy CNC phổ biến hiện nay
Để gia công sản phẩm chính xác, đáp ứng yêu cầu của khách hàng cần đến sự trợ giúp của rất nhiều máy móc hiện đại. Trong các xưởng cơ khí hiện nay, không thể thiếu được các loại máy CNC sau đây:
- Máy phay CNC
- Máy tiện CNC
- Máy cắt plasma
- Máy cắt tia lửa điện
- Máy cắt tia nước…
Địa chỉ nhận gia công CNC chính xác theo yêu cầu
Cơ khí KCC là đơn vị chuyên gia công chính xác theo yêu cầu đã có mặt trên thị trường được một thời gian. Chúng tôi nhận gia công trên mọi vật liệu và sản phẩm mà khách hàng yêu cầu với chất lượng vượt trội và giá thành phải chăng.
Lý do nên chọn Cơ khí KCC:
- Chúng tôi sở hữu xưởng sản xuất với quy mô rộng lên đến 1000m2 với trang thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
- Có các loại máy CNC hiện đại với sự đa dạng về chủng loại và số lượng để tăng năng suất, đảm bảo chất lượng gia công.
- Chúng tôi còn có đội ngũ thợ cơ khí với tay nghề cao và đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.
- Chi phí gia công phải chăng, phù hợp với ngân sách của nhiều doanh nghiệp.
- Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
- Nhận tư vấn thiết kế cho đến khi khách hàng hài lòng.
Quý khách có nhu cầu đặt gia công hay cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau:
- Địa chỉ: Đội 6, Mạch Lũng, Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam
- Website: https://cokhikcc.vn/
- Email: [email protected]
- Hotline 1: 0974281121
- Hotline 2: 0972819121
Như vậy, qua nội dung trên đây, các bạn đã giải đáp được câu hỏi có mấy bước thực hiện gia công trên máy CNC rồi đúng không nào? Hy vọng bài viết đã đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích nhất. Nếu có nhu cầu đặt gia công, các bạn hãy liên hệ với Cơ khí KCC qua số hotline nhé.
ID bài viết: 193197