Chi tiết các thông số của chế độ cắt gia công cơ khí

Cắt xẻ là một trong những quy trình quan trọng hàng đầu khi thực hiện gia công cơ khí. Quy trình này giúp tạo hình sản phẩm bước đầu và loại bỏ các phần không cần thiết để cho ra thành phẩm cuối cùng. Với sự phát triển của các máy cắt hiện đại, tự động như hiện nay, người thợ chỉ cần thiết lập chế độ cắt gia công cơ khí với các thông số phù hợp. Cùng theo dõi thông tin trong bài viết này để hiểu thêm về chế độ cắt trong gia công cơ khí nhé.

Chế độ cắt gia công cơ khí là gì?

Chế độ cắt là quy trình quan trọng trong gia công cơ khí. Chúng được sử dụng để tách hoặc tạo hình các vật liệu kim loại theo hình dáng, kích thước của sản phẩm. Chế độ cắt có các thông số như: tốc độ cắt, chiều sâu cắt, thông số chạy sao để đảm bảo sản phẩm đạt độ chính xác cao nhất.

Trong chế độ cắt, chỉ cần sự thay đổi nhỏ trong các thông số kỹ thuật cũng có thể làm hỏng sản phẩm và bị loại bỏ ngay lập tức. Không như các quy trình tiện, phay hay mài từ từ để hoàn thiện sản phẩm, quy trình cắt đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Chính vì thế, trước khi tiến hành quy trình này, người thợ cần thiết lập chế độ cắt chuẩn xác và thử nghiệm trên mẫu thử.

Các phương pháp cắt phổ biến trong gia công cơ khí

Tuỳ theo phương thức cắt được sử dụng mà chế độ cắt cũng sẽ được thiết lập khác nhau trên cùng 1 loại sản phẩm. Hiện nay, có thể thấy 4 phương pháp cắt phổ biến là:

  • Cắt cơ học: Cắt cơ học sử dụng dao kim loại để tác động vật lý lên trên bề mặt vật liệu. Phương pháp truyền thống này có độ chuẩn xác cao và người thợ dễ dàng kiểm tra bằng mắt và điều chỉnh chế độ cắt phù hợp. Trên thị trường hiện nay cũng đã xuất hiện các loại máy cắt hiện đại hơn như máy CNC, cắt dây EDM,… giúp tăng độ chính xác và giảm sai số trong quá trình thực hiện.
Chế độ cắt trong gia công cơ khí
Chế độ cắt trong gia công cơ khí
  • Cắt nhiệt: Đặc trưng cho phương pháp cắt nhiệt là máy cắt plasma và máy cắt oxy-axetylen. Đây là phương pháp sử dụng nhiệt độ cực cao để khiến vật liệu đạt nhiệt độ nóng chảy, từ đó dễ dàng tách khớp nối tại vị trí cần thiết. Tuy độ chính xác không quá cao nhưng chế độ cắt nhiệt có thể áp dụng với các vật liệu cứng hơn so với cắt cơ học.
  • Cắt hoá học: Phương pháp cắt hoá học áp dụng sự tương tác giữa các chất hoá học để tách mối liên kết từ đó loại bỏ phần vật liệu dư thừa. Tương tự phương pháp nhiệt, cắt hoá học cũng không quá chính xác nhưng sẽ vô cùng hiệu quả với một số vật liệu nhất định.
  • Cắt laser: Cắt laser là chế độ cắt gia công cơ khí hàng đầu hiện nay khi có cả 2 ưu điểm của các phương pháp trên là độ chính xác và áp dụng được với nhiều vật liệu có độ cứng cao.

>> Tham khảo thêm về các phương pháp gia công cắt CNC

Thông số quan trọng của chế độ cắt gia công cơ khí

Để thiết lập chế độ cắt chuẩn xác và phù hợp với bản vẽ, người thi công sẽ cần nắm được các thông số quan trọng dưới đây:

Tốc độ cắt

Tốc độ cắt được ký hiệu là V, đơn vị mm/phút hoặc inch/phút, thể hiện cho tốc độ dao cắt di chuyển trong quá trình thực hiện. Khi thiết lập tốc độ cắt, người thi công sẽ phải tính toán làm sao để có thể tiết kiệm thời gian gia công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tốc độ cắt nhanh tuy có thể giúp giảm thời gian gia công nhưng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến bề mặt vật liệu cũng như độ bền của dao cắt.

Tốc độ cắt là thông số quan trọng trong chế độ cắt gia công cơ khí
Tốc độ cắt là thông số quan trọng trong chế độ cắt gia công cơ khí

>> Xem chi tiết: 

Độ sâu

Độ sâu (T) là khoảng cách từ bề mặt vật liệu đến vị trí mà dao cắt chạm tới. Tuỳ theo vật liệu đang gia công cứng, dẻo hay mềm như thế nào mà độ sâu tối đa của vết cắt sẽ không thể giống nhau.

Lực cắt

Lực cắt là áp lực mà dao cắt tác động lên bề mặt vật liệu để đạt đến độ sâu cần thiết. Lực cắt quá mạnh có thể làm biến dạng và gây nứt sản phẩm trong khi lực quá nhẹ có thể không đạt được độ sâu (T) cần thiết để tách sản phẩm.

Góc cắt

Góc cắt là góc độ hợp thành giữa dao cắt và bề mặt vật liệu. Thông thường, dao cắt thường được dựng vuông góc với bề mặt vật liệu để tương tác lực mạnh nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dao cắt sẽ được thay đổi góc để hỗ trợ lực và tránh làm ảnh hưởng đến bề mặt vật liệu.

Lượng chạy dao

Đây là thông số đặc trưng cho khoảng cách mà dao di chuyển sau 1 vòng quay. Thông số này sẽ cho biết vị trí cần đặt vật liệu để cắt được chính xác vị trí mong muốn.

Các thông số trong chế độ cắt gia công cơ khí
Các thông số trong chế độ cắt gia công cơ khí

>> Xem thêm: Giải đáp máy cắt plasma dùng khí gì?

Những yếu tố ảnh hưởng tới chế độ cắt trong gia công cơ khí

Sau đây, cơ khí KCC sẽ giới thiệu với các bạn những yếu tố ảnh hưởng tới chế độ cắt trong gia công cơ khí:

Vật liệu cần gia công

Chế độ cắt chịu ảnh hưởng lớn từ loại vật liệu cần gia công như kim loại, gỗ, nhựa hoặc composite. Mỗi loại vật liệu có đặc tính cơ học và độ cứng riêng, do đó yêu cầu công cụ và thông số cắt khác nhau.

Dụng cụ cắt

Chất liệu, hình dạng, kích thước, độ sắc và độ cứng của dụng cụ cắt đều ảnh hưởng đến hiệu suất cắt. Việc lựa chọn đúng loại dụng cụ cắt sẽ quyết định chất lượng cắt và tuổi thọ của dụng cụ.

Thông số kỹ thuật của dụng cụ cắt

Các thông số như đường kính, góc cắt, số lượng lưỡi cắt, tốc độ quay và lực cắt cần được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của vật liệu và sản phẩm để đạt được hiệu quả tối ưu.

Thông số kỹ thuật của máy công cụ

Công suất động cơ, tốc độ quay trục chính, độ chính xác và độ ổn định của máy công cụ đều đóng vai trò quan trọng. Máy công cụ cần được điều chỉnh đúng cách để đảm bảo chế độ cắt đạt yêu cầu.

Thông số quá trình cắt

Tốc độ cắt, lượng chạy dao, chiều sâu cắt và áp suất làm mát đều là những yếu tố quan trọng. Việc điều chỉnh chính xác các thông số này sẽ đảm bảo chất lượng và hiệu quả cắt.

Điều kiện môi trường

Nhiệt độ, độ ẩm, độ bẩn và độ rung của môi trường làm việc có thể ảnh hưởng đến chế độ cắt. Đặc biệt là đối với các vật liệu nhạy cảm với nhiệt độ hoặc dễ bị oxi hóa.

Kỹ năng và kinh nghiệm của nhân công

Trình độ kỹ năng và kinh nghiệm của người vận hành máy sẽ ảnh hưởng đến việc điều chỉnh và giám sát quá trình cắt, cũng như xử lý các vấn đề phát sinh.

Độ bền và độ cứng của phôi

Đặc tính cơ học của phôi như độ bền và độ cứng sẽ quyết định chế độ cắt. Phôi quá mềm hoặc quá cứng cần có chế độ cắt riêng để tránh hư hỏng công cụ và phôi.

Kết cấu và hình dạng sản phẩm

Sản phẩm có cấu trúc phức tạp hoặc các chi tiết yêu cầu độ chính xác cao sẽ cần điều chỉnh chế độ cắt sao cho phù hợp, đảm bảo chất lượng cuối cùng của sản phẩm.

Các thông tin trong bài viết hôm nay đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chế độ cắt gia công cơ khí, từ phân loại cho đến một số thông số kỹ thuật cơ bản. Mong rằng, những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 1 công đoạn quan trọng trong quy trình gia công cơ khí.

ID bài viết: 193197

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *