Xử lý bề mặt là công đoạn rất quan trọng để sản phẩm nhôm được sáng bóng và chống lại những chất rỉ sét khiến chất lượng, tính thẩm mỹ của sản phẩm bị ảnh hưởng. Ngày nay, những phương pháp xử lý rất đa dạng và có những đặc điểm kỹ thuật riêng. Chính vì vậy bạn phải hiểu rõ về đặc điểm và những lợi ích mà mỗi phương pháp đem lại. Vậy có những phương pháp xử lý bề mặt nhôm nào? Hãy cùng cokhikcc.vn điểm qua bài viết ngay sau đây.

Tầm quan trọng của quá trình xử lý bề mặt nhôm

Ngày nay việc hoàn thiện bề mặt gia công là bước vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới hình thức, chức năng, độ bền của sản phẩm cuối cùng. Bên cạnh đó nó còn đảm nhiệm những vai trò quan trọng như:

Tầm quan trọng của quá trình xử lý bề mặt nhôm
Tầm quan trọng của quá trình xử lý bề mặt nhôm
  • Chống ăn mòn: Xử lý bề mặt sẽ có khả năng chống ăn mòn. Mặc dù nhôm có 1 lớp màng oxit tự nhiên bảo vệ nhưng trong môi trường khắc nghiệt, trang bị thêm lớp bề mặt bảo vệ là điều vô cùng cần thiết.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm nhôm: Xử lý bề mặt đúng cách có thể đem tới màu sắc nổi bật, hiệu ứng sáng bóng như gương.

Các phương pháp xử lý bề mặt hiệu quả

Những nhà thiết kế, sản xuất sản phẩm thường áp dụng các phương pháp xử lý bề mặt khác nhau. Ngày nay, có nhiều phương pháp đa dạng trên thị trường và mỗi loại sẽ có tính độc đáo, cách thức sử dụng riêng biệt. Cụ thể:

Phun cát

Đây là quá trình làm sạch, tạo nhám cho bề mặt chi tiết nhờ vào tác động của dòng cát, được bắn ra với tốc độ cao.

Ứng dụng phương pháp này sẽ giúp bộ phận được xử lý đạt độ sạch nhất định, độ nhám khác nhau. Bên cạnh đó còn giúp cải thiện tính chất cơ học của bề mặt phôi.

Phun cát chính là quá trình làm sạch, tạo nhám cho bề mặt chi tiết
Phun cát chính là quá trình làm sạch, tạo nhám cho bề mặt chi tiết

Đánh bóng

Đây là quy trình sử dụng tác động hoá học, cơ học hoặc điện hóa, làm giảm độ nhám của bề mặt phôi. Từ đó giúp phôi có bề mặt sáng và phẳng. Ngày nay, đánh bóng được chia thành những phương pháp đánh bóng điện phân, hoá học và cơ học.

Những chi tiết nhôm sẽ đạt hiệu ứng gương inox sau khi kết hợp đánh bóng điện phân và đánh bóng cơ. Chính vì vậy nó thường ứng dụng trong trang trí cao cấp.

Đánh nhám

Đây là quá trình chà xát phôi nhôm bằng những loại giấy nhám. Công nghệ xử lý bề mặt nhôm này được chia thành những loại như đánh nhám sợi, đánh nhám xoắn ốc, đánh nhám thẳng và đánh nhám ngẫu nhiên.

Ngày nay, quá trình đánh nhám sẽ hiện rõ từng vết lụa nhỏ. Vì vậy kim loại có độ bóng mượt, vừa có tính thời trang vừa có tính công nghệ.

Anodizing – oxy hóa điện

Anodizing là quá trình oxy hóa, điện hóa của hợp kim hoặc kim loại. Trong điều kiện điện phân cùng quy trình tương ứng thì nhôm và những hợp kim của nó tạo thành 1 màng oxit trên những sản phẩm nhôm (ở cực dương) do dòng điện tác động.

Phương pháp này không những giải quyết những khuyết tật liên quan tới độ cứng bề mặt nhôm, khả năng chống mài mòn mà nó còn giúp kéo dài tuổi thọ của nhôm, nâng cao tính thẩm mỹ. Chính vì vậy đây đang dần trở thành phương pháp được ứng dụng rộng rãi và rất thành công.

Anodizing là phương pháp xử lý bề mặt vô cùng hiệu quả
Anodizing là phương pháp xử lý bề mặt vô cùng hiệu quả

Cắt độ bóng cao

Đây là quá trình sử dụng máy gia công và dụng cụ cắt kim cương, gắn trên trục chính máy quay có tốc độ cao (thông thường 20.000 vòng / phút) để cắt những bộ phận, tạo ra vùng nổi bật cục bộ ở trên bề mặt sản phẩm.

Theo đó độ hoàn thiện của bề mặt điểm cắt sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tốc độ gia công. Tốc độ càng nhanh thì vết cắt càng sáng và độ hoàn thiện cao. Ngược lại, nếu tốc độ chậm sẽ đậm hơn, dễ xảy ra bavia.

Cắt độ bóng cao đặc biệt thường sử dụng trong quá trình gia công vỏ điện thoại. Trong những năm gần đây, 1 số tivi cao cấp đã ứng dụng công nghệ này trên khung kim loại. Bên cạnh đó còn kết hợp với anodizing để sản phẩm trở nên thẩm mỹ hơn.

Những yếu tố cần xem xét khi lựa chọn phương pháp xử lý bề mặt

Ngày nay, có rất nhiều phương pháp để hoàn thiện, xử lý bề mặt. Tuy nhiên, để lựa chọn phương pháp phù hợp, bạn cần cân nhắc, xem xét tới những yếu tố sau:

  • Chi phí và độ bền
  • Tính thẩm mỹ theo như mong muốn, nhu cầu cá nhân
  • Ứng dụng dự định: tùy vào ứng dụng của sản phẩm, sử dụng ở trong nhà hay ngoài trời. Thông thường, những sản phẩm nhôm được thiết kế để ứng dụng ngoài trời yêu cầu phải xử lý bề mặt chống lại bức xạ tia UV, thay đổi nhiệt độ và chống ăn mòn.
Những yếu tố cần xem xét khi lựa chọn phương pháp xử lý bề mặt
Những yếu tố cần xem xét khi lựa chọn phương pháp xử lý bề mặt

Mặc dù có nhiều cách thức khác nhau nhưng xử lý bề mặt nhôm là phương pháp lý tưởng nhất, giúp nâng tầm sản phẩm, cải thiện độ bền, chất lượng và tính thẩm mỹ. Theo đó, mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm riêng biệt và sẽ quyết định trực tiếp tới tuổi thọ của sản phẩm. Hy vọng với những thông tin được cokhikcc.vn chia sẻ trên sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp với nhu cầu của bản thân và đem tới sản phẩm chất lượng nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *