Trong lĩnh vực cơ khí, đảm bảo chất lượng, độ chính xác của sản phẩm được coi là yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên, để thực hiện điều này, điều quan trọng nhất là áp dụng các phương pháp đo kiểm trong cơ khí phù hợp. Để dễ dàng hơn trong việc thực hiện, hiểu rõ những loại công cụ, phương pháp đo lường phổ biến hiện nay, hãy cùng Cơ khí KCC điểm qua bài viết sau đây.
Độ chính xác trong gia công là gì?
Trước khi tìm hiểu về những phương pháp đo kiểm trong cơ khí, đầu tiên chúng ta cần biết độ chính xác gia công là như thế nào. Cụ thể, độ chính xác gia công đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng trong ngành cơ khí. Nó có thể đảm bảo nhu cầu chủ chốt của mọi máy móc, thiết bị khi hoạt động, đảm bảo khả năng chịu áp lực, trọng tải lớn và tốc độ cao. Như vậy, đây là mức độ đảm bảo độ chính xác trong quá trình gia công so với những yêu cầu thiết kế.
Theo đó, độ chính xác gia công biểu thị ở sai số về kích thước, sai lệch hình dáng trong hình học và những sai lệch về vị trí được hiển thị qua dung sai. Trong đó, dung sai (hay độ chính xác thiết kế) là đặc trưng của độ chính xác theo yêu cầu với kích thước. Dung sai thường ghi kèm với kích thước danh nghĩa, hiển thị trên bản vẽ kỹ thuật.
>> Xem thêm: Khám phá quy trình công nghệ gia công mặt bích Inox hiện đại
Tìm hiểu về các phương pháp đo kiểm trong cơ khí
Ngày nay, những phương pháp được sử dụng phổ biến có thể kể tới như:
Phương pháp trực tiếp
Đây là phương pháp thể hiện giá trị đại lượng đo được và xác định trực tiếp qua chỉ số hoặc số đo hiển thị trên công cụ đo. Theo đó, phương pháp này gồm có hai cách:
- Đo tuyệt đối: Đây là phương pháp chuyên sử dụng để đo trực tiếp kích thước và số liệu sẽ hiển thị trực tiếp trên vạch chỉ thị của công cụ sử dụng đo.
- Đo so sánh: phương pháp này thường áp dụng để xác định chính xác trị số sai lệch của kích thước so với mẫu đo chuẩn. Bạn cần lấy đại số các thước mẫu chuẩn đem cộng với trị số sai lệch để tính giá trị sai số.
>> Xem thêm: Các bước lập trình gia công CNC cơ bản
Phương pháp gián tiếp
Đây là phương pháp thường được sử dụng để xác định kích thước gián tiếp qua các kết quả đo những đại lượng liên quan tới các đại lượng đo.
Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích (hay đo từng bộ phận) thường được sử dụng để xác định thông số của những chi tiết riêng biệt. Theo đó, những chi tiết này sẽ không phụ thuộc vào nhau.
Những dụng cụ sử dụng để đo lường cơ khí
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dụng cụ đo lường cơ khí khác nhau giúp đảm bảo độ chính xác một cách tối ưu. Theo đó dưới đây là những thiết bị được sử dụng phổ biến nhất gồm:
Thước cặp
Đây là dụng cụ gồm các bộ phận như: hàm kẹp, thân thước chính và phụ có khắc vạch chia. Đây là dụng cụ được chia thành nhiều dải đo và mỗi dải sẽ không giống nhau. Nó được sử dụng để đo đạc kích thước giới hạn, dài ngắn như: chiều dài, chiều sâu, khoảng cách, đo đường kính lỗ và có độ chính xác lên tới ± (0,02÷0,05) mm.
Panme
Đây là thiết bị có độ chính xác cao và thường sử dụng trong nghiên cứu, đo đạc thông số kỹ thuật. Panme có khả năng đo đường kính ở phía ngoài, rãnh hoặc lỗ và có độ chính xác lên tới ± (0,005÷0,01) mm.
Đồng hồ so
Thiết bị này được sử dụng rất phổ biến và dùng để đo độ thẳng, độ đảo hướng, độ phẳng hoặc độ đảo mặt đầu. Đồng hồ so là dụng cụ cầm tay vô cùng hiện đại, có thể sử dụng và thao tác dễ dàng. Tương tự với panme và thước cặp, đồng hồ so có thể đo độ chính xác cao.
Khi sử dụng, bạn chỉ cần đặt đồng hồ sao cho phù hợp, đồng thời phải đặt thanh đo vuông góc với bề mặt đo. Kết quả chính xác sẽ được thể hiện trên mặt đồng hồ hoặc màn hình LCD cùng với đồng hồ so điện tử.
Dụng cụ căn mẫu
Căn mẫu thường sử dụng trong sản xuất hàng khối, hàng loạt để kiểm tra kích thước của các sản phẩm có đủ yêu cầu chưa.
Thước lá
Thước lá có vạch chia từ 0.5 – 1mm và độ chính xác cao, khoảng ±0,5mm.
Calip
Đây là thiết bị được sử dụng khá phổ biến để kiểm tra kích thước giới hạn những sản phẩm.
Máy đo 3D quang học
Bên cạnh những thiết bị đo truyền thống trên, ngày nay việc dùng máy đo 3D quang học đang được sử dụng phổ biến. Thiết bị này có thể to toàn bộ bề mặt sản phẩm có hình dạng phức tạp. Bằng việc sử dụng công nghệ ánh sáng xanh, thời gian quét vô cùng nhanh chóng, đem tới độ chính xác và phân giải cao. Đặc biệt, kết quả là biểu đồ màu trực quan giúp bạn theo dõi một cách dễ dàng.
Tóm lại, những phương pháp đo kiểm trên sẽ giúp bạn thực hiện đo đạc với độ chính xác tối ưu. Vì vậy, có thể áp dụng một trong những phương pháp trên để hỗ trợ làm việc.
Độ chính xác trong quá trình gia công chi tiết máy là yếu của tố then chốt của ngành cơ khí. Nó đề cập tới độ chính xác của chi tiết được sản xuất so với những yêu cầu thiết kế ban đầu. Hy vọng với những thông tin về các phương pháp đo kiểm trong cơ khí của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được thiết bị phù hợp và hỗ trợ cho quá trình làm việc hiệu quả.